Chương 15: Bếp Thiền Đốt Lửa Giảng Kinh- Bình Linh Lập Hội Tam Tôn Đón Chờ

Lại đến mùa đông giá rét, từ sau trận chiến giữa ma tộc và Bảo liên sơn Trang đã cách mấy tháng, trời vào đông giá rét.

Phàm trần cho gọi bọn Vũ Ca, Sơ Không và Hồ Yêu về Bảo Liên Sơn Trang vì không muốn để họ chịu lạnh, lúc trước vì đi ở đợ không bị phát hiện thân phận nên phải trốn núp, bây giờ thì ai cũng biết nên không có gì phải ngại.

Việc này cũng thể hiện bản tính yêu thương động vật của phàm trần.Ban ngày phàm trần làm việc nghiêm túc, tối đến triệu tập ba nữ tử cùng Vũ Ca, Sơ Không, Hồ Yêu ngay cả Khô Liên Y và Hà Ma cũng có mặt.Phàm trần nói: hôm nay giảng tiếp về Minh Ngữ Pháp Tổ Kinh!Tổ Sư dạy rằng:”Nhân tâm có động.

Vốn biển mênh mông.

Niệm vốn là rong.

Biển khơi dậy sóngMột niệm khởi lên.

Đẩy thuyền chèo chốngNgười đời vốn mộng.

Chớ sợ đục trongĐục là đục.

Trong là trong.

Chớ mộng sắc không.

Bình an là động.

Lộc, Thành, Phúc, Hiển”.Phàm trần giảng giải:Phàm tâm con người hay yêu ma thần tiên đều loạn động, tâm cảnh tựa biển khơi, ý niệm mỗi lúc vốn là rong trôi trên mặt biển, cái tâm của mỗi chúng ta luôn động loạn như sóng biển ồ ạt đánh vào bờ.

Chỉ một ý niệm sai lầm sẽ đưa tâm cảnh đi xa vạn dặm.

Mà hành giả để vượt qua ngũ cảnh phải từ bỏ mơ mộng ảo huyền nơi tâm, chớ sợ điều nguy hiểm trước mắt, dù cận kề sinh tử, chỉ cần hiểu được thiện nên làm, ác nên hạn chế.

Tìm thấy bình an nơi động loạn là đại đạo truy cầu cấp thiết.Tổ sư dạy rằng:”Dục vốn là nhơ.

Nhơ là bùn bẩn.

Bùn bẩn trồng sen.

Người vốn tối đen.

Lấy dâm làm gốc.

Lấy động chuyển di.

Chẳng hỏi từ bi.

Chẳng cầu đạo lý.

Nhơ cũng đặng.

Đục cũng xong.

Đạo giữa thế giữa dòng.

Lấy ngược khai thông.

Quỷ thần chứng giám.

Đạt, Vinh, Trường, Thọ”.Phàm trần giảng giải: Chúng ta phải chấp nhận chúng ta còn thân trần mình tục còn dục còn nhơ, nhơ nhớp quanh thân khác nào bùn bẩn, nhưng chính bẩn ấy lại nuôi dưỡng một mặt khác sạch sẽ.

Nói cho dễ hiểu trong dơ bẩn tìm ra đạo lý, sen tốt nhờ bùn, người trưởng thành nhờ thực tế phũ phàng, cái mà ta nói cho các vị không nằm trong thế giới này, không có ở ngũ cảnh, một ngày nào đó các vị ngộ ra được các vị dù ở đâu cũng bình an.

Đại đạo là sự trãi nghiệm là dám quyết tâm đi lên phía trước.Lúc này trên thượng giới Thần Tôn Cửu Kiếp cùng Bàn Dương Tử Lão Tổ cũng chăm chú dùng thần niệm lắng nghe từng câu từng chữ phàm trần nói.Phàm trần lúc này trong giống một ẩn sĩ lánh đời, một vị gia sư tận tụy, từng câu từ thốt ra với tấm lòng mong mỏi cho mọi người có thể hiểu một tấm lòng chân thành mà hắn nói ra bằng nhiệt huyếtTrong mắt ba nữ tử của Bảo Liên Sơn Trang phàm trần không khác nào một vị phu tử, tuy trần mà không tục, bình thường thấy hắn không có gì nổi bật, nhưng khi giảng kinh thì chân thực đạo tâmTổ sư dạy rằng:”Người lấy đức.

Tội chịu cam.

Dám nhận dám làm.

Là chân hiền sĩ.

Dục là quỷ.

Quỷ thành thần.

Thần phải thật chân.

Thật chân là đạoMa là tội.

Tội do tâm.

Tâm vốn độc xâm.

Có chi nhận nấy.

Định, Tĩnh, Linh, Khai”Phàm trần nói: Hễ là bậc quân tử phải coi trọng đức độ, lấy đức tu trì.

Trong vạn vật phải có ái ân điều này không chối bỏ.

Thần ma tuy có nhưng ai cũng có thiện tâm, mà thiện tâm là đạo là ngũ cảnh mà quý vị truy cầu.

Chỉ khi nhận biết lỗi lầm nơi tâm ta thì mới mong an ổn.

Người càng cố chấp càng đau khổ, dù là quỷ vẫn có ngày minh ngộ bản tâm vượt qua ngũ cảnh thấu tỏ hồng trần, nắm giữ thiên cơ tạo hóa, cảnh giới có thăng tiến hay không phải xem ở sự cố gắng dám nói dám làm của bản thân.

Hễ sai lầm thì sửa chữa, không che giấu lỗi lầm, đó mới thực là tu hành giả.Nơi ma tộc trên ma điện.

Ma chủ tâm đắc đoạn này! Khá khen cho tiên sinh phàm trần, lời vàng ý ngọc, hiếm ai kiêm cổ không phân biệt chánh tà, kim khẩu thốt ra làm cho tam giới động.

Ma chủ lĩnh ngộ được huyền diệu áo nghĩa từ đoạn kinh văn này vô hình vô tướng…Tổ sư dạy rằng :”Chớ trách Thần, chớ trách ma.

Ma tại do ta.

Quỷ do nhân tâm tạo.

Loài hút máu, loài ăn hồn, loài nhai xương.

Khổ đủ đường.

Nghe minh ngữ thần khai linh tĩnh.Định tâm thức.

Bứt linh ma.

Chuyển quỷ chuyển tà hóa hồn khôn chí Thánh.

Phá.

Đảo.

Di, Ly”.Phàm trần giảng giải: Sở dĩ quý vị đau khổ là do quý vị đổ lỗi cho thần tộc hay ma tộc…!Không ai có lỗi ngoài chính bản thân ta có lỗi với ta.

Mà vốn không có phân chia do con người nghi hoặc mới từ đó gây ra tranh cải.

Chỉ cần lòng vững tin cố gắng hết sức làm hết mình, chết không hối tiếc là được.Trong cung điện Chấn Minh Thành, Nhân Hoàng đang đánh cờ cùng Quốc Sư Khô Lỗi, chợt Nhân Hoàng hỏi Quốc Sư.

Tiên sinh nghĩ sau về lời của Thần nhân thuyết giảng.

Quốc sư đáp: Thiên địa không thể dung chứa nổi ý nghĩa bình phàm mà thoát tục của vị thần nhân kia, lời tuy đơn mà không giản, tuy có tình mà không bạc.

Co được giản được, ngay cả Ma Tôn và Thần Tôn cũng phải chú ý lắng nghe, làm cho Nhân Tôn để tâm châm chú.

Đúng thật kỳ nhân.

Nhân Hoàng mỉm cười bảo Quốc Sư Khôi Lỗi.

Quốc Sư chịu khó đi một chuyến thăm hỏi thần nhân.

Khôi Lỗi đứng lên lãnh mệnh.

Lời vừa dứt cung điện chợt có người xuất hiện làm nhân Hoàng cùng Khôi Lỗi kinh ngạc, là người đang giảng kinh chúng ta đang nghe nảy giờ.Lúc này tuy phàm trần đang giảng kinh tại Bảo Liên Sơn Trang nhưng trạng thái phi thường xuất thần nhập hóa một hóa ba thân, trạng thái mà tu hành giả khó đạt được, trong đó một tôn thân đứng ở chỗ nhân Hoàng, một ứng thân đứng trên thượng giới chô thiên tôn, một pháp thân còn lại đứng nơi ma điện ma tôn.

Cả ba vị tam tôn đều kinh ngạc.

Đúng là một niệm sinh ra xuất thần nhập hóa, siêu phàm thoát tục.Cùng một lúc giảng kinh bốn chỗ với một niệm thân tâm, trạng thái minh tưởng này phải có một khỏa đạo tâm kiên cường định lựcTổ sư dạy rằng:”Trần là tục.

Dục là tu.

Tu giữa mịt mù.

Gọi chân thượng sĩTrời có nhị thập bát tú.

Đất có tam thập lục quỷNgười có đạo tâm.

Vạn ác bất xâm.

Vạn dâm bất loạn.

Tri, Toàn, Đắc, Luận.An Nam có đạo.

Đạo tại lòng ta.

Không cần niệm Ma Ha.

Không cầu nhà tiên đạo.

Không vay mượn quỷ thần.

Không cần nơi ông ThánhHễ là người minh chánh.

Hay tội lỗi ngàn phương.

Thật dạ một con đường.

Thì có chi sợ hãi.

Hùng, Mục, Chuyển, An”.Bốn tôn thân cùng một niệm nói ra: Giữa chốn này tu luyện gian nan mà được mới gọi là tu hành giả.

Trời đất có dị tượng, hễ bất cứ ai trong chúng ta giữ được tấm lòng thuần khiết đến cuối cùng mới được gọi là đạo tâm kiên cố.Ngũ cảnh là kim chỉ nam trong lòng mỗi chúng ta, mà cùng đời của phàm mổ thệ nguyền không vào thần đạo, không đến ma môn, tự tìm ra cái đạo tại lòng mình.

Phàm mỗ thân trần mình tục, tình dục mờ lu, nhưng một chí công phu không sao quyên lãng đường đại đạo.

Bởi đại đạo độc hành, độc tôn độc bước, càng đi càng khó, mà càng khó càng muốn đi.Tam tôn tuy ở ba không gian nhưng cùng một lúc gật đầu đồng ý.Lời lẽ phàm trần lúc này không còn có thể để thế giới phàm tâm này vung chứa được.

Nó đã vượt quá xa nhận thức của thời đại này.

Lý lẽ cao xa ấy đã đánh động đến tâm cảm tam tôn.

Ngay cả những người ngồi trong bảo liên Sơn Trang cũng phải rơi lệ, vì vạn năm đại đạo khó cầu, đã nghe được sống không uổng phí.Bên bếp lửa phàm trần thêm củi lời vẫn vang động làm ấm lòng người nghe.Tổ sư nói:”Trần gian là đại đạo.

Loạn lạc là cửa sinh.

Đức tin là chiến giáp.

Minh ngữ là con chữ.

Lấy ngữ tại đức tin.

Người càng loạn càng linh.

Vô tình làm nên đạo.

Thiên cơ mái tạo.

Có thịnh tất suy.

Có nguy rồi an đến.

Hễ có bờ là có bến.

Tâm nhất niệm nhận sai.

Chẳng cần Phật Như Lai.

Chẳng cần đài sen báo.

Chuyển, Trì, Ấn, Tác”.Lời lẽ phàm mổ tuy vài con chữ trần miền nhưng khắc họa tất cả một đạo tâm trãi nghiệm thương sinh.

Phàm mỗ tìm ra đại đạo tại trần miền thế tục, chính sự trần tục giả tạm mà thấy rõ bản chất của kiếp người, hiểu được quy luật, biết tiến biến lùi, thì sẽ không sợ khó mà cầu cạnh.Nói đến đây đã xế chiều.

Tam thân của phàm trần liền tan biến.

Mọi người yên lặng như vừa vượt qua một chặn đường dài lịch sử.Ba tháng sau! Phàm trần rời Bảo Liên Sơn Trang vào Nhung Y Cát.

Nơi này vốn là một thanh lâu.

Nhưng ý niệm phàm trần biết mình cần gì tìm gì..