đã lớn lên thành một tiểu nhi đồng cao đến thắt lưng nàng. Mở tiên nhãn
quan sát thì có thể ước chừng hắn đã 12- 13 tuổi. Bảo nhi bình thường
không thích nói, nhưng nếu nàng muốn trò chuyện, nó sẽ chu đáo và cẩn
thận trả lời. Dù Bảo nhi là đồ đệ của nàng nhưng Tố Linh không dạy tiên
thuật, chỉ dạy võ phòng thân dùng lực của cơ thể. Nàng không nghĩ dạy
tiên pháp là vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, Bảo nhi còn quá nhỏ, là một
phàm nhân bình thường, chưa chắc đã có “tiên duyên”. Thứ hai, họ không
sống ở núi cao của tiên môn, phong thủy ở đây căn bản không có chút tiên lực, muốn hấp thụ tiên khí là chuyện xa vời. Bản thân nàng đã đắc đạo
hơn hai trăm năm còn cảm thấy khó khăn trong việc dẫn dụ tiên khí từ xa, huống chi Bảo nhi là đứa trẻ chưa biết gì, điều này căn bản là không
thể!
Tố Linh biết có trăm nghìn gian nan nhưng nàng cũng chưa quá lo lắng, đợi
thêm vài năm sẽ nghĩ cách, quan trọng là Bảo nhi rất có thể không có
“tiên duyên”, chưa đủ chín kiếp để tu tiên…
Tố Linh bắt đầu sợ hãi nếu một ngày kia, Bảo nhi của nàng trưởng thành,
dần dần già đi, sau đó chết, không phải là nàng lại một mình sao? Một
đời người không hề ngắn, nhưng đối với thần tiên nó thật ít ỏi. Tố Linh
ngày đêm vắt óc suy nghĩ, nàng muốn độ tiên khí cho Bảo nhi nhưng nếu
không may thằng bé không hề có “tiên duyên” thì việc này chắc chắn sẽ
làm hỗn loạn nguyên khí không người, trở nên ương ương dở dở làm tiên
không được, làm người không xong, con đường duy nhất là nhập ma mới cứu
được sinh mệnh. Không, cách này quá mạo hiểm!
Nàng lại nhớ tới quả đào trường sinh ở núi Hoa Sơn. Nếu có thể trộm đem về
thì sẽ kéo dài tuổi thọ cho Bảo nhi thêm vài trăm năm, đủ lâu để sống
cùng nàng. Nhưng đối với việc kéo dài sinh mệnh bằng tiên quả này, tiên
giới đã liệt vào tội lạm dụng tiên thuật. Con người đều có mệnh cách,
nếu quấy rối mệnh cách, làm sai lệch năm sinh năm tử thì tội đáng muôn
chết. Mà khả năng lớn hơn là Tố Linh sẽ vong mạng trong tay Thái Hành
lão quân trước khi sờ vào trái đào kia!
Trăm tính vạn tính, đường nào cũng không ổn.
Nhưng rồi có một ngày, khi Tố Linh đang mơ màng ngủ trưa thì nàng phát hiện
có người đang đến. Từ khi Bảo nhi lên năm, hai thầy trò đã không sống
phiêu bạc nữa, họ thường ở lại một nơi trong nửa năm, dùng kết giới che
bớt tiên khí trên người. Sau một thời gian lại chuyển đi, đề phòng ma
tộc dòm ngó. Năm đó nàng sống trong một khu rừng thông, địa thế rất tốt, cảnh tình đều đẹp, chỉ tiếc là không thể ở quá lâu.
Người của Thiên Lục môn tìm đến, nhẹ nhàng hóa giải kết giới của Tố Linh. Khi nàng nhìn thấy hai nữ tiên tử mặc váy xanh, nàng còn chưa hiểu xảy ra
chuyện gì. Rồi ánh mắt bọn họ nhìn vào phía trong nhà trúc, đầu óc nàng
như nổ tung! Bảo nhi!!!
Thật ra mảnh vỡ Minh Tâm kính không phải thần thông quảng đại, nó chỉ phát
huy công dụng trong phạm vi nhất định. Không may là khu rừng họ sống nằm gần núi Thiên Hạch nhất và đó là nơi cư trú của Ngũ Lục phái.
– Chúng tôi phụng mệnh thiên tôn đến đưa đứa trẻ đi, nó đã được Minh Tâm kính xác nhận!
Dĩ nhiên là bọn họ sẽ điều tra trước thân thế của đồ đệ, biết rõ nàng là
người giám hộ của thằng bé. Tố Linh lập tức trầm mặt, không nói lời nào
rút kiếm ra. Đây chính là Tố Linh kiên cường và bất khuất, họ có thể
giết nàng nhưng đừng mong thực hiện được ý đồ khi nàng vẫn sống, vẫn
đứng đây!
Trong rừng cây lặng gió, vạc áo của nàng lồng lộng bay, đôi mắt xinh đẹp tản
ra sát khí. Người ta vẫn nhớ đến một Tố Linh “yêu nữ” bị tịch thu pháp
bảo, bị đuổi khỏi tiên môn, bị tiên giới chê cười xa lánh, lúc nào hình
ảnh của nàng cũng xấu xí và đáng thương. Nhưng họ đã quên mất, nàng còn
là Tố Linh – nữ đệ tử duy nhất của Phong Trạch, người hạ gục tất cả sư
huynh, sư tỷ trong phái để đoạt phần thưởng trong Đại hội đào tiên,
người phá tan vòng vây của ma tộc ở núi Mão. Hàn Cực kiếm của nàng từng
là cơn ác mộng của chúng ma đạo, không hề thua danh tiếng của Ngự Lôi là bao.
Bây giờ chỉ có một thanh gỗ trong tay nhưng bóng dáng bất khuất trong màu
áo tím u buồn lại khiến hai tiên tử kia có chút chần chừ. Ánh mắt của
nàng ám chỉ rõ ràng: Muốn đem Bảo nhi đi? Vậy giết ta trước!
Tiên môn đã giao nhiệm vụ, hai tiên tử dù ngần ngại cũng phải thực hiện.
Cuộc chiến cứ vậy im lặng diễn ra. Chiêu thức của hai môn phái có nhiều
điểm khác nhưng rõ ràng Hoa Đông có sức sát thương lớn hơn, đồng thời
phòng ngự cũng kém hơn. Tố Linh nhuần nhuyễn đưa kiếm, mỗi động tác
giống như vũ điệu của chim hạc. Chỉ thấy bóng áo tím rừng rực như ngọn
lửa, thoáng qua thoáng lại, linh động nhấp nháy. Hai tiên tử mặc lục y
dù có lợi thế trong lực lượng nhưng mãi không tìm ra chút sơ hở để đả
thương nàng. Kiếm trong tay Tố Linh từ một mẫu gỗ bình thường đã trở nên vô cùng lợi hại, dường như mỗi lần xé gió đều tản ra tiếng đọc kinh
pháp, ngâm nga, du dương… tựa như âm thanh vọng đến từ một ngôi chùa
Thiếu Lâm xa xôi vách núi, mang theo hơi thở ngàn năm, huyền bí và âm
trầm…
” …. cakra asiddhāya svāhā padma hastrāya svāhā
चक्र असिद्धाय स्वाहा पद्म हस्त्राय स्वाहा
nārakindi vagalaya svāhā mavari śankharāya svāhā
नारकिन्दि वगलय स्वाहा मवरि शन्खराय स्वाहा
namah ratnatrayāya namo āryavalokiteśvarāya svāhā
नमः रत्नत्रयाय नमो आर्यवलोकितेश्वराय स्वाहा
oṃ sidhayantu mantra padāya svāhā
ॐ सिधयन्तु मन्त्र पदाय स्वाहा ….. “
Trong khu rừng âm u ngày hôm đó, tiếng Phật tự vang vọng vòm cây, đại từ đại
bi, cứu khổ cứu nạn… sương sớm trên cành lá cũng đọng lại âm hưởng thiên cổ, đẹp như chốn Tây Thiên cực lạc.
Tiên pháp xét cho cùng cũng từ sự cứu rỗi mà ra, không hề bất ngờ nếu có
liên quan tới Phật chú. Nhưng để có thể đem âm hưởng thần bí ấy vào
trong đường kiếm, dường như không có mấy người…
Áo bay, kiếm múa, tóc bồng bềnh…
Mày ngài, phượng nhãn, bóng chông chênh…
Trong đôi mắt thơ ngây của cậu bé đứng sau tản đá, Tố Linh là vẻ đẹp của
thiên lý, vẻ đẹp của đất trời… Trên đời này sẽ không còn nữ nhân nào
bước vào tim hắn như cách thức Tố Linh đã từng…
(Ki_chan: Sao mình thấy đoạn này hay quá, cứ như Tố Linh đang đứng trước mặt và
đang múa điệp khúc chim hạc ý! Cái đoạn chữ con giun kia Hoa Ban nói với mình là tiếng Phạn, là đoạn cuối cùng của Chú Đại Bi)
Câu chuyện nhỏ số 1. Lần đầu của Bảo nhi Tố Linh dạy cho đồ đệ về thuật nhìn xa, dùng tiên pháp mở tuệ nhãn, có thể rút ngắn không gian, khiến sự vật cách đó hàng trăm dặm như ở ngay
trước mắt. Bảo nhi có ngộ tính rất cao, lần thứ ba thực hành đã thành
công mỹ mãn.
– Phía bên đó, hướng Tây Nam, cách đây hai dãy núi và một khu rừng hoa hồi là một cái thôn nhỏ…
Bảo nhi trình bày những gì mình thấy, sư phụ rất ư thỏa mãn, liên tục gật đầu
– Đúng, đúng rồi!
Bảo nhi vẫn tiếp tục mô tả:
– Chỗ rặng tre phía sau giếng nước có một đôi trai gái… Cô gái mặc váy hoa, có vẻ… à… ừm… hơi bị sốt!
– ???
– Chàng trai kia đột nhiên… kề sát mặt và ăn lấy môi cô gái…
– !!!
– Họ… có vẻ rất khẩn trương… sư phụ… họ vì sao lại hành động kì lạ như thế?
Tố Linh đổ mồ hôi nhìn Bảo nhi mười lăm tuổi, chỉ cao đến ngang ngực nàng. Tố Linh sàng lọc từ ngữ, sau đó giải thích rất khoa học:
– E hèm… vấn đề này thuộc về cảm xúc con người… nam nữ đó mà, họ thích…
gần nhau, hành động kia gọi là “hôn môi”, là để thể hiện tình cảm yêu
thương, loại cảm xúc mà…. Từ ngữ không thể mô tả rõ ràng cho nên… phải
dùng hành động!
Có vẻ như sư phụ đang gặp rắc rối, lắp ba lắp bắp mà vẫn chưa khiến khái
niệm “hôn môi” trở nên rõ ràng. Bảo nhi mở to đôi mắt hồn nhiên, rất có
tinh thần học tập:
– Nam nhân và nữ nhân thích nhau thì sẽ ăn môi nhau sao?
– À… đại khái là thế, nhưng đừng dùng từ “ăn”, gọi là “hôn”.
– Vậy cảm giác ra sao?
Tố Linh liền nhớ tới nụ hôn đầu tiên của mình, đó là với Phong Trạch, nàng tóm tắt đơn giản
– Rất là… đáng sợ!
– …
– Uhm… cảm giác… cũng rất vui sướng nhưng mà… cần chú ý là chống chỉ định đối với nam nhân say rượu, họ thường mất kiểm soát cho nên sẽ rất đau!
Bảo nhi gật gật đầu, ghi chép vào vở: “Uống rượu thì không nên hôn, sẽ làm sư phụ đau!”
Sau khi ghi xong, Bảo nhi vẫn cảm thấy chưa hiểu bài lắm, nếu chỉ nói lý
thuyết mà không thực hành thì sẽ rất mau quên. Nghĩ là làm, Bảo nhi đột
ngột đứng dậy, lúc này sư phụ đang mê sảng ở bên gốc cây, hồi tưởng ký
ức ngọt ngào nào đó. Nàng chỉ thấy Bảo nhi đột nhiên sấn tới, thằng bé
nhón mũi chân, kéo cổ nàng xuống, kề mặt sát lại. Tố Linh kinh hoàng mở
to mắt nhìn nó, tưởng rằng nó sẽ… nhưng mà Bảo nhi dừng lại khi chỉ còn
cách vài phân. Tố Linh tim đập thình thịch, nhìn khuôn mặt vặn vẹo như
có gì đó không hài lòng. Bảo nhi không nhón chân nữa, nó buông nàng ra,
nhìn quanh quất xung quanh, cuối cùng chạy tới một thân cây đỗ ở gần
đấy. Thằng bé nhảy lên cây đứng, sau đó nhìn sư phụ cười cười, đưa ngón
trỏ lên ngoắc ngoắc. Tố Linh phản xạ có điều kiện, giống như con cún nhỏ chạy tới bên Bảo nhi. Lúc này thằng bé mới cười hài lòng
– Chính là như vậy! Nam nhân lúc hôn không phải ngửa đầu lên mà là cúi xuống!
Sau đó nó kéo nàng lại, làm theo những gì đã nhìn thấy, ngậm lấy cánh môi
của nàng, nhẹ nhàng chơi đùa. Cánh tay nó không quá dài nhưng lại rất có lực, ôm chặt nàng vào ngực. Tố Linh mặc dù rất sốc nhưng cảm thấy không nên tổn thương tiểu hài tử, cố gắng hết sức không dùng tiên thuật ném
nó một phát bay ra đại dương.
Sau một hồi có vẻ như đã nắm được bí quyết, Bảo nhi vui vẻ rời ra, mắt long lanh hỏi nàng:
– Sư phụ thấy thế nào?
Tố Linh mặt vẫn đỏ như đít khỉ, ngập ngừng rồi nói
– Thật ra… đây không phải lần đầu của sư phụ!
Nàng cho rằng thằng bé muốn biết cảm giác về nụ hôn đầu đời, nó không ngờ
rằng nàng đã tặng nụ hôn đáng sợ kia cho Phong Trạch. Tố Linh cảm thấy
hơi áy náy, nàng cẩn thận nhìn Bảo nhi, chỉ thấy thằng bé chớp chớp mắt, quay mặt đi.
Cả ngày hôm đó Bảo nhi rất lạ, không vui vẻ nói chuyện với nàng, cứ nhìn
lên trời nghĩ ngợi gì đó. Đến tối, Tố Linh quyết định phải đi an ủi nó:
– Bảo nhi ngoan, thật ra… nụ hôn đầu tiên của sư phụ cũng không tốt lắm, bây giờ không thích nữa… sư phụ sẽ lập tức quên nó đi!
Bảo nhi quay lại nhìn nàng, ánh mắt lạ lùng. Nó cắn cắn môi, hai gò má tự
nhiên đỏ lên rất khả nghi, ngập ngừng một lát mới nhỏ giọng nói
– Không phải ý đó… đồ đệ muốn nói là… đây là lần đầu – lần đầu của Bảo nhi!
– …
– Ta chỉ muốn biết, sư phụ có thích “lần đầu” này hay không…?
Tố Linh chăm chú nhìn mặt thằng bé. Nó đã mười lăm, là một cậu nhóc choai
choai, mắt sáng mũi cao, ngũ quan sắc nét. Ánh lửa từ góc bếp nhỏ bập
bùng nhảy múa, khiến cho gương mặt Bảo nhi bên tối bên sáng, phảng phất
mờ ảo và mong lung…
– Ta… dĩ nhiên… là…. thích!
Bảo nhi tỏ ra nghi ngờ
– Thật không?
Tố Linh dùng sức gật đầu
– Thật chứ!
– Rất thích à?
– Rất rất rất thích!
– Tốt rồi, vậy làm lại!
– Hả?…uhm….a….!@#$%
Từ đó về sau Tố Linh rút ra một kết luận, không thể tỏ ra mềm lòng đối với những thứ bé bé xinh xinh, càng không nên xem thường trẻ con mười lăm
tuổi, vì rất có thể bạn đã gặp phải một đứa “con nít quỷ”!!??